Tin mới

Chung cảm biến Sony IMX386, Mi Max 2 đọ ảnh Mi 6

Mặc dù thuộc hai phân khúc khác nhau nhưng Mi 6 và Mi Max 2 lại sử dụng chung cảm biến ảnh Sony IMX386, nên chất ảnh của chúng khá tương đồng.

Chung cảm biến Sony IMX386, Mi Max 2 đọ ảnh Mi 6 ảnh 1 Trong vụ "đọ ảnh" này, camera của hai smartphone có quá nhiều điểm chung nên sự khác biệt rất nhỏ. Camera của cả Mi 6 và Mi Max 2 đều sử dụng cảm biến ảnh IMX386 - linh kiện cao cấp của Sony với độ phân giải 12MP và kích thước điểm ảnh 1,25µm.

Tất cả các bức ảnh so sánh đối chứng đều được chụp bởi một tay máy, với cùng thời điểm, đối tượng, bối cảnh ánh sáng và các tham số chụp.

Chung cảm biến Sony IMX386, Mi Max 2 đọ ảnh Mi 6 ảnh 2 Ảnh chụp bởi Mi Max 2 có màu sắc tự nhiên và góc thu hình rộng hơn. Dễ thấy là Mi Max 2 có góc chụp rộng hơn Mi 6, chứa nhiều thông tin hơn trong một khung hình. Nhưng camera của Mi 6 cũng thể hiện được nước ảnh cao cấp hơn.

Chung cảm biến Sony IMX386, Mi Max 2 đọ ảnh Mi 6 ảnh 3 Màu xanh dương được Mi Max 2 tái tạo rất đẹp. Vì có khẩu độ mở lớn hơn nên ảnh của Mi 6 bị thừa sáng và vùng ảnh rõ nông hơn. Camera của Mi 6 có thể chụp đẹp hơn, nhưng phải cài đặt chế độ chụp hơi khác so với Max 2.

Chung cảm biến Sony IMX386, Mi Max 2 đọ ảnh Mi 6 ảnh 4 Màu da người trên Mi Max 2 bị làm tươi lên khá nhiều. Trong thể loại ảnh chân dung này, chiều sâu vùng ảnh rõ lại là một bất lợi của Max 2.

Chung cảm biến Sony IMX386, Mi Max 2 đọ ảnh Mi 6 ảnh 5 Với cùng điều kiện, đối tượng và tham số chụp, để Max 2 nhận được bức ảnh đúng sáng thì Mi 6 lại hơi bị thừa. Bối cảnh nền sáng càng gây bất lợi hơn cho Mi 6 nhưng không phủ nhận được chất lượng ống kính tốt hơn của nó.

Chung cảm biến Sony IMX386, Mi Max 2 đọ ảnh Mi 6 ảnh 6 Mi Max 2 tiếp tục phát huy thế mạnh về độ nét sâu, nhưng trên quan điểm nhiếp ảnh chuyên nghiệp, nhiều bức ảnh "nét từ đầu đến cuối" chỉ bộc lộ tính nghiệp dư. Chụp ảnh nét chỉ là kỹ thuật của dân "khởi nghiệp".

Chung cảm biến Sony IMX386, Mi Max 2 đọ ảnh Mi 6 ảnh 7

Chung cảm biến Sony IMX386, Mi Max 2 đọ ảnh Mi 6 ảnh 8 Khi xác định một vùng focus rõ ràng, Mi 6 có dịp thể hiện rõ nghệ thuật nâng tầm đối tượng với màu tươi bóng, nước ảnh trong và nền sáng mờ dịu. Xiaomi Mi 6 với ống kính khẩu độ f/1.8 lớn hơn Mi Max 2 có độ mở f/2.2, nên rất dễ hiểu khi ảnh của Mi 6 trong và xóa phông nền tốt hơn để làm nổi bật đối tượng chụp. Giới nhiếp ảnh có nghề thường tôn trọng chất lượng ống kính hơn là những khác biệt nhỏ về cảm biến hay độ phân giải ảnh. Đẳng cấp của Mi 6 được thiết kế cao hơn Max 2 dựa trên nhận thức này.

Chung cảm biến Sony IMX386, Mi Max 2 đọ ảnh Mi 6 ảnh 9

Chung cảm biến Sony IMX386, Mi Max 2 đọ ảnh Mi 6 ảnh 10 Đương nhiên, trong điều kiện thiếu sáng thì ảnh của Mi 6 hơn hẳn Mi Max 2 về mọi tiêu chí. Bộ ảnh so sánh còn thiếu một số bối cảnh chụp khác, ví dụ tình huống cầm máy chụp phong cảnh - kiến trúc từ một phương tiện đang di chuyển sẽ bộ lộ ưu thế chống rung quang học (OIS) của Mi 6 so với Max 2. Thế mạnh OIS còn bộc lộ rõ nét hơn khi so sánh video quay từ 2 máy. Đó là chưa nói tới các tình huống đặc thù phát huy thế mạnh cấu trúc dual camera của Mi 6.

Nhưng việc so sánh ảnh của 2 mẫu máy khác hạng này không có ý "dìm hàng" Max 2, ngược lại, việc trang bị cho Max 2 cảm biến ảnh Sony IMX386 là một giải pháp thiết kế rất tinh tế của Xiaomi. Mẫu cảm biến mạnh mẽ này thực sự phù hợp với một smartphone tầm trung như Max 2, vì khách hàng của nó chủ yếu là dân nhiếp ảnh nghiệp dư và không đòi hỏi cao về chất lượng nghệ thuật. Những bức ảnh nét sâu, nhiều chi tiết và màu sắc chặt chẽ sẽ làm họ hài lòng. Thực sự là Max 2 không cần đến ống kính xịn với độ mở f/1.8 của Mi 6, có chăng nó cần thêm tính năng OIS để hạn chế rung nhòe khi cầm máy không chắc tay, hay khắc phục phần nào bối cảnh thiếu sáng. Sự cải tiến camera của Max 2 so với Max đời đầu là rất rõ rệt, khỏa lấp định kiến về máy Xiaomi tầm trung thường có camera không tốt.

Theo Gizmochina

Hải SN