Tin mới

Tư vấn chụp ảnh đẹp với smartphone (phần 1)

Dưới đây là những cách để chụp ảnh đẹp hơn với smartphone nói chung và đặc biệt hữu ích với dòng điện thoại thông minh tầm trung, giá rẻ không được trang bị loại camera cao cấp.

Tư vấn chụp ảnh đẹp với smartphone (phần 1) ảnh 1 Ngày nay, smartphone là một thiết bị quá phổ biến mà hầu như mọi người đều có. Tuy nhiên, không phải cứ sở hữu smartphone cao cấp, camera xịn là chụp được ảnh đẹp. Những người chỉ có trong tay chiếc điện thoại thông minh bình dân, giá rẻ thì còn gặp nhiều khó khăn hơn. Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp những độc giả muốn chụp ảnh bằng smartphone, dù sang hay hèn, thực hiện được những bức ảnh tốt nhất có thể, tương xứng với loại camera lắp điện thoại của mình. 1. Cầm đúng cách khi chụp Tư vấn chụp ảnh đẹp với smartphone (phần 1) ảnh 2 Đây là một yếu tố tối quan trọng khi chụp ảnh với bất kỳ thiết bị nào. Hãy cầm máy thật chắc và bấm chụp nhẹ nhàng nhất có thể để giảm thiểu sự rung lắc khi chụp. Đối với mỗi loại smartphone, kích cỡ khác nhau, thiết kế khác nhau thì lại có một cách cầm khác nhau. Tuy nhiên dù cầm như thế nào đi nữa thì cũng cần lưu ý không gồng tay, lên gân khi cầm máy. Nếu có thể hãy cầm máy bằng 2 tay và khép sát 2 tay vào người để tạo thế tì. Đặc biệt chú ý đừng để ngón tay che mất một phần camera hoạc đèn flash như bức ảnh minh họa các bàn tay cầm máy trên đây. 2. Lau sạch ống kính trước khi chụp Tư vấn chụp ảnh đẹp với smartphone (phần 1) ảnh 3 Trước khi hình ảnh đến được cảm biến bên trong máy thì chúng phải đi qua ống kính, tuy nhiên, mặt kính camera luôn luôn bị phơi ra ngoài và thường không được chú ý vệ sinh như bản thân chiếc điện thoại. Việc bề mặt này bị bám bẩn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, hãy lau chúng thường xuyên và tốt nhất là nên lau trước mỗi lần chụp ảnh. Có thể lau nhanh bằng vải áo đang mặc, giấy ăn, tăm bông... miễn là dùng chất liệu mềm, không dính hóa chất và cát sạn. Đừng ngại hà hơi vào mặt kính camera trước khi lau, vì đó là cách làm sạch bề mặt kính hiệu quả, nhanh và tiện lợi nhất. 3. Chọn vị trí lấy nét trước khi chụp Tư vấn chụp ảnh đẹp với smartphone (phần 1) ảnh 4 Nếu bạn chỉ bấm nút chụp, việc nhận diện vị trí lấy nét sẽ được dò tìm tự động. Tuy nhiên, quá trình này có thể cho kết quả không đúng theo ý muốn. Vì vậy, hãy tự chọn vị trí lấy nét cho đúng ý mình để đạt kết quả tốt nhất. Để làm điều này rất đơn giản, bạn chỉ cần chạm trên màn hình cảm ứng để chọn vị trí lấy nét, khi đó máy sẽ focus vào vị trí bạn chọn, báo nét (thường là một ô vuông màu xanh lá) sẽ hiện ra. Lúc này bạn mới bấm nút chụp hoặc máy sẽ tự động chụp (tùy cài đặt). 4. Hạn chế zoom Tư vấn chụp ảnh đẹp với smartphone (phần 1) ảnh 5 Đa số các smartphone trung cấp, giá rẻ hiện nay đều chỉ có chức năng zoom kỹ thuật số mà không có zoom quang học. Chức năng này về bản chất chỉ là thủ thuật phóng to hình ảnh bằng phần mềm mà thôi, nó sẽ gây ảo tưởng về hiệu quả của bức ảnh trong lúc chụp, chứ file ảnh được ghi lại trên cảm biến vẫn giống như không zoom. Vì vậy, để chụp được bức ảnh đẹp hơn, hãy tiếp cận gần hơn với chủ thể bạn định chụp, đừng đứng từ xa và nghĩ rằng có thể zoom hình ảnh lại gần mà vẫn nhận được bức ảnh đủ nét và chi tiết. 5. Tránh chụp trong môi trường quá tối hoặc quá sáng Tư vấn chụp ảnh đẹp với smartphone (phần 1) ảnh 6 Camera trên smartphone có biên độ cảm nhận ánh sáng rất hẹp, với loại trang bị cho điện thoại giá rẻ thì khả năng này càng yếu hơn. Chính vì vậy, đừng bắt những chiếc máy ảnh không chuyên giá rất rẻ đó làm việc ngoài khả năng của chúng. Hay nói dễ hiểu hơn, đừng bắt chúng chụp trong điều kiện thiếu sáng hoặc quá sáng. Lời khuyên này thực ra chỉ là một ý nhỏ trong nguyên tắc lớn "muốn chụp ảnh đẹp thì đừng bấm máy khi chưa hội đủ điều kiện". Nhưng triết lý mới của giới nhiếp ảnh bằng smartphone là thà cứ chụp còn hơn không, nếu không đẹp thì cũng chẳng mất gì, nhưng không bấm máy thì chắc chắn sẽ bỏ lỡ hình ảnh đó. Do vậy, để cố vớt vát trong trường hợp đối tượng cần chụp bị đặt trước nguồn sáng hoặc nền sáng mạnh hơn nguồn sáng từ phía camera, hay nói ngắn gọn là bối cảnh ngược sáng, hãy tiến lại gần đối tượng và bật đèn flash hỗ trợ. Chú ý là phải dùng chế độ On (bật đèn cưỡng bức) chứ không phải để ở Auto Flash, vì trong bối cảnh ngược sáng thì đèn flash không tự động làm việc. Còn tiếp...

Đào Nhinh