Tin mới

Hệ thống phối ghép so với hệ thống tất cả trong một: Ưu và nhược điểm của từng con đường dẫn đến cõi niết bàn hi-fi

Cho dù bạn đang bắt đầu hành trình hi-fi và cân nhắc các lựa chọn của mình, hay bạn đang trên con đường nâng cấp và cố gắng quyết định bước tiếp theo, câu hỏi liệu bạn nên chọn hệ thống phối ghép từng thiết bị riêng biệt hay hệ thống tất cả trong một có thể sẽ nảy sinh.

separates_vs_systems_001.jpg (122 KB)

Thực tế là các hệ thống tích hợp tất cả trong một đã có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây, nó thu hẹp khoảng cách với các hệ thống phối ghép. Nó không còn chỉ là nỗ lực ở cấp độ đầu vào nữa, và tương tự như vậy, các thiết bị rời hiện nay cũng không cần phải quá tốn kém. Vậy con đường nào phù hợp với bạn?

1. Thiết bị rời riêng biệt là gì?

Bộ dàn phối ghép có các thiết bị riêng biệt tập trung vào các công việc khác nhau trong hệ thống hi-fi của bạn, cụ thể là nguồn phát, bộ khuếch đại và loa. Điều đó có nghĩa là bạn có thể có một đầu đĩa than, bộ khuếch đại và loa hay thậm chí là một đầu đĩa than, tầng phono, bộ tiền khuếch đại, bộ khuếch đại công suất và loa.

separates_vs_systems_004.jpg (125 KB)

Tất nhiên, bạn cũng có thể sử dụng những nguồn phát khác như đầu đĩa CD hoặc thiết bị truyền phát và DAC để phát nhạc từ các nguồn kỹ thuật số không dây. Một hệ thống phân tách có thể lớn hoặc nhỏ tùy theo nhu cầu của bạn và nó tạo nên sức hấp dẫn của hệ thống hi-fi chung.

2. Ưu điểm của hệ thống phối ghép:

Khả năng nâng cấp: Một trong những điều tuyệt vời nhất khi có một hệ thống phối ghép riêng biệt là nó mở ra cơ hội cho bạn bổ sung thêm nhiều thứ hơn khi hệ thống của bạn cần phát triển, cũng như cho phép bạn hoán đổi thiết bị khi bạn muốn nâng cấp hoặc thay đổi thiết lập của mình. Ngược lại, khi mọi thứ đều nằm trong một hộp duy nhất thì điều đó sẽ không thể thực hiện được nếu không bắt đầu lại từ đầu.

separates_vs_systems_002.jpg (119 KB)

Điều đó có nghĩa là nếu bạn đang nghĩ đến việc biến trò chơi hi-fi này thành một sở thích hoặc muốn tiếp tục đầu tư vào hệ thống của mình theo thời gian, thì giải pháp phối ghép các thiết bị riêng biệt gần như chắc chắn là lựa chọn phù hợp nhất.

Chất lượng âm thanh tốt nhất: Mặc dù âm thanh của các hệ thống tất cả trong một đang nhanh chóng tiến bộ thì chất lượng âm thanh tốt nhất vẫn sẽ phải đến từ một thiết lập riêng biệt. Đó là vì mỗi thiết bị trong bộ dàn chỉ tập trung vào công việc cụ thể trong khả năng xử lý với mạch điện và nguồn điện chuyên dụng riêng. Hơn nữa, hệ thống rời cũng ít có khả năng xảy ra nhiễu điện có thể làm ảnh hưởng đến âm thanh như hệ thống tất cả trong một.

separates_vs_systems_005.jpg (134 KB)

Không chỉ vậy, bạn thực sự có thể tùy chỉnh hiệu suất theo sở thích của mình. Bằng cách kết hợp các thành phần hệ thống, bạn có thể tạo ra hỗn hợp âm thanh theo sở thích nghe nhạc của riêng mình.

Ghép hệ thống sẽ thú vị hơn: Có lẽ điều này khá chủ quan, nhưng việc xây dựng một hệ thống âm thanh hi-fi riêng biệt sẽ khá thú vị, vì bạn có thể nghiên cứu các thành phần mình muốn mua, khám phá xem chúng kết hợp với nhau như thế nào và thử nghiệm nhiều bộ thiết bị khác nhau để có được âm thanh bạn yêu thích.

separates_vs_systems_010.jpg (119 KB)

Điều đó nói lên rằng, việc kết hợp hệ thống là một nghệ thuật và khoa học, việc chọn một số thành phần phối hợp tốt với nhau là điều hết sức cần thiết để tận hưởng thành quả của mình. Đúng là rất vui và bổ ích, nhưng nếu kết hợp không tốt thì kết quả sẽ không được như ý.

3. Nhược điểm của hệ thống phối ghép:

Rắc rối hơn, kém thuận tiện hơn: Như chúng ta vừa đề cập ở trên, quá trình xây dựng một hệ thống có thể kéo dài và có khả năng diễn ra liên tục. Nếu bạn là người mới làm quen với hi-fi, bạn có thể cảm thấy khá choáng ngợp, đặc biệt nếu bạn chỉ đang tìm kiếm con đường dễ dàng nhất để có được âm thanh vừa ý.

separates_vs_systems_015.jpg (91 KB)

Đắt và tốn kém: Bạn không chỉ có thể chi nhiều hơn cho các bộ phận riêng biệt mà chi phí cho hệ thống dây cáp và kệ đỡ chuyên dụng để giữ bộ sản phẩm của bạn cũng có thể thực sự tăng lên. Ngoài ra còn có khả năng rất lớn là bạn sẽ mắc phải lỗi ghép nối và bạn sẽ chi tiêu nhiều tiền hơn cho các bản nâng cấp lớn tiếp theo của mình.

4. Hệ thống tất cả trong một là gì?

Hệ thống tất cả trong một có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau và đôi khi không thực sự là tất cả trong một, mặc dù các thành phần liên quan đã được giảm đáng kể. Bạn sẽ thấy một số hệ thống micro CD và bộ khuếch đại phát trực tuyến thường yêu cầu bạn phải thêm loa riêng hay một số hệ thống loa âm thanh nổi chủ động phải thêm đầu phát.

separates_vs_systems_014.jpg (122 KB)

Bạn sẽ cần phải quyết định xem điều gì phù hợp nhất với không gian của mình. Có rất nhiều hệ thống tất cả trong một kết hợp tính năng phát trực tuyến, nhưng nếu bạn muốn sử dụng ổ đĩa CD hoặc đầu đĩa than thì bạn có thể phải tìm thứ gì đó cụ thể hơn một chút.  

5. Ưu điểm của hệ thống tất cả trong một:

Tiện lợi và đơn giản: Lý do lớn nhất để chọn một hệ thống all-in-one là chúng thường rất thuận tiện. Đó là bởi vì người dùng gần như không có thời gian thiết lập và chúng sẵn sàng để sử dụng ngay. Hệ thống nhỏ gọn hơn và ít cầu kỳ hơn về vị trí, do đó có thể bố trí ở những không gian nhỏ hơn mà không cần phải suy nghĩ nhiều.

separates_vs_systems_013.jpg (70 KB)

Nếu việc phối ghép một bộ dàn riêng biệt cần nhiều thời gian để nghiên cứu, sắp xếp và điểu chỉnh thì hệ thống tất cả trong một sẽ hoàn thành tất cả công việc khó khăn đó cho bạn một cách dễ dàng.

Giá cả phải chăng hơn: Nhìn chung, bạn có thể mua một hệ thống tất cả trong một với giá cả phải chăng hơn nhiều so với việc lắp ráp một hệ thống riêng lẻ. Nhưng với những cải tiến về chất lượng mà chúng ta đang thấy trong các hệ thống all-in-one cao cấp hiện nay thì có thể sau này nó sẽ không còn rẻ nữa.

separates_vs_systems_007.jpg (108 KB)

6. Nhược điểm của hệ thống tất cả trong một:

Chất lượng âm thanh vừa phải: Mặc dù âm thanh đã được cải thiện đáng kể trong các hệ thống all-in-one, nhưng vẫn có một số sự hy sinh về âm thanh khi nhét tất cả các thành phần vào một hộp duy nhất, đặc biệt là khi nguồn điện được chia sẻ. Nó khiến khả năng xảy ra tương tác không mong muốn như nhiễu điện giữa các linh kiện điện tử có thể làm giảm chất lượng âm thanh.

separates_vs_systems_012.jpg (93 KB)

Ngoài ra, ít nhà sản xuất nào chuyên về cả thiết kế loa và thiết bị bán dẫn. Do đó, các hệ thống gộp cả hai thành phần chưa chắc đã tốt ở một khía cạnh nào đó.

Khả năng nâng cấp hạn chế: Vấn đề với hệ thống tất cả trong một theo thiết kế là không có nhiều cơ hội để nâng cấp âm thanh theo thời gian. 

Tuy nhiên, một số thiết bị tất cả trong một có thêm đầu vào, do đó bạn có thể thêm các nguồn bổ sung nếu muốn và nếu bạn chọn bộ khuếch đại phát trực tuyến hoặc hệ thống micro CD, bạn cũng có thể nâng cấp loa sau này. 

separates_vs_systems_003.jpg (145 KB)

Tuy nhiên, xét về chất lượng âm thanh cốt lõi của hệ thống, bạn sẽ cần phải nâng cấp toàn bộ nếu muốn có âm thanh tốt hơn theo thời gian.

7. Bạn nên mua hệ thống phối ghép riêng biệt hay hệ thống tất cả trong một?

Hy vọng rằng đến bây giờ bạn đã hiểu rõ hơn về những lợi ích và hạn chế của hệ thống phối ghép riêng biệt và hệ thống tất cả trong một cũng như hệ thống nào phù hợp nhất với bạn và nhu cầu của bạn.

separates_vs_systems_011.jpg (107 KB)

Ý tưởng có thể nâng cấp và tinh chỉnh hệ thống của bạn theo thời gian có hấp dẫn không? Bạn có đủ chỗ cho nhiều thiết bị rời và có thêm ngân sách cho dây cáp và giá kệ không? Sau đó, hãy nghĩ tiếp, bạn có thể sẽ nhận được chất lượng âm thanh tốt hơn và thật thú vị khi thực hiện công việc lựa chọn đồ và phối ghép chúng, công việc này chắc chắn sẽ vẫn tiếp diễn theo thời gian.

separates_vs_systems_009.jpg (126 KB)

Nếu bạn cần một thứ gì đó thuận tiện hơn và ít ồn ào hơn, Bạn có thể sẽ thấy rằng một hệ thống all-in-one sẽ đơn giản hơn, tiết kiệm không gian hơn sẽ phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.

Nhưng cuối cùng, thực sự không có câu trả lời đúng hay sai, hãy nghe bằng đôi tai và xem xét nhu cầu thực tế của bạn!

Minh Hoàng