Tin mới

Nghị viện châu Âu thông qua Đạo luật Chip trong bối cảnh căng thẳng nguồn cung

Nghị viện Châu Âu(EU) đã thông qua Đạo luật Chip, một đạo luật mang tính bước ngoặt nhằm tăng cường quyền tự chủ và khả năng cạnh tranh của khối trong lĩnh vực bán dẫn.

eu_3.jpg (155 KB)

Đạo luật này đã được thực hiện hơn một năm nay, nhưng những động thái gần đây dường như đã đẩy nhanh quá trình này. Cụ thể, thông báo này được đưa ra sau các biện pháp kiểm soát xuất khẩu gần đây của Trung Quốc đối với gallium và germanium, hai kim loại quan trọng cho sản xuất chất bán dẫn.

Ủy viên EU, ông Thierry Breton, đã viết trên mạng xã hội twitter: “Đạo luật Chips được thông qua. Đạo luật Chips của EU sẽ là một công cụ lãnh đạo công nghệ và công nghiệp cho châu Âu. Không có chính sách công nghiệp nào mà không đi cùng với việc phát triển các nhà máy và chất bán dẫn. Châu Âu đã trờ lại!"

Dự luật có hai mục tiêu chính. Trước hết, để thu hút đầu tư vào nghiên cứu, đổi mới và phát triển chip. Thứ hai, tăng cường các địa điểm sản xuất trong phạm vi của khối và tăng cường năng lực sản xuất trong nước.

Nhìn chung, Đạo luật Chips nhằm huy động 43 tỷ euro đầu tư, đồng thời đưa thị phần của EU trong năng lực sản xuất toàn cầu từ 10% lên 20% vào năm 2030. Luật này sẽ hỗ trợ các dự án tăng cường nguồn cung của EU bằng cách thu hút đầu tư và xây dựng năng lực sản xuất. Trong các cuộc đàm phán với đại diện của Hội đồng, các thành viên Nghị viện Châu Âu (MEP) đã bảo đảm 3,3 tỷ euro cho nghiên cứu và đổi mới liên quan đến chip. Một mạng lưới các trung tâm năng lực sẽ được thành lập để giải quyết vấn đề đào tạo kỹ năng và thu hút nhân tài mới cho nghiên cứu, thiết kế và sản xuất.

eu_2.jpg (85 KB)

Một cơ chế ứng phó khủng hoảng sẽ được thiết lập, qua đó Ủy ban sẽ đánh giá rủi ro đối với nguồn cung cấp chất bán dẫn của EU. Các cảnh báo sớm ở các quốc gia thành viên sẽ được sử dụng để kích hoạt cảnh báo thiếu hụt trên toàn khối EU.Cơ chế này sẽ cho phép Ủy ban thực hiện các biện pháp khẩn cấp như ưu tiên cung cấp các sản phẩm bị ảnh hưởng đặc biệt bởi sự thiếu hụt hoặc thực hiện mua chung cho các quốc gia thành viên. MEP đã cải thiện hơn nữa kế hoạch này bằng cách giới thiệu một công cụ lập bản đồ sẽ giúp xác định các điểm nghẽn nguồn cung có thể xảy ra. Các biện pháp này sẽ là giải pháp cuối cùng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng trong lĩnh vực bán dẫn. Nghị viện cũng ủng hộ các điều khoản nhằm tăng cường hợp tác quốc tế với các đối tác chiến lược và về quyền sở hữu trí tuệ, nhằm đảm bảo lợi thế cạnh tranh và bảo hộ cho khu vực EU.

eu_1.jpg (307 KB)

Báo cáo viên Dan Nica (S&D, RO) cho biết: "Với Đạo luật chip châu Âu, chúng tôi đặt mục tiêu củng cố vị thế của EU trong bối cảnh chất bán dẫn toàn cầu và giải quyết các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng do đại dịch gây ra. Chúng tôi muốn có nhiều ảnh hưởng hơn và là những người dẫn đầu, vì vậy chúng tôi đã bảo đảm 3,3 tỷ euro cho nghiên cứu và đổi mới. Chúng tôi đặt mục tiêu tăng cường năng lực công nghệ và đang thực hiện các biện pháp để chống lại sự thiếu hụt tiềm năng. Châu Âu sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong tương lai trong ngành bán dẫn, ưu tiên quyền tự chủ chiến lược, an ninh, và môi trường kinh doanh thuận lợi.”

Đạo luật đã được thông qua với 587 phiếu bầu biểu quyết và 38 phiếu trắng. Bây giờ, đạo luật hiện còn phải chờ sự chứng thực của Hội đồng để trở thành luật. Nhưng sự chấp thuận của Nghị viện thể hiện phản ứng đầu tiên của khối liên minh châu Âu trong cuộc chiến chip được coi là leo thang giữa EU, Mỹ và Trung Quốc.

 

Tùng Lâm