Được người Liên Xô mua lại bản quyền thiết kế của các dòng BMW với động cơ Boxer để sản xuất từ năm 1941, phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ 2, những chiếc sidecar 3 bánh Ural hiện vẫn liên tục được hãng xe này sản xuất cho tới ngày nay.
Những chiếc Sidecar Ural vừa được hoàn thành, sẵn sàng đến tay khách hàng.
Cái tên Ural bắt nguồn từ tên một dãy núi hiểm trở có chiều dài hơn 2.400km, kéo dài từ vùng địa cực của Nga cho đến miền bắc Kazakhstan. Cái tên này cũng đã được đặt cho hãng sản xuất xe máy và sidecar của Nga trong suốt hàng bao thập kỷ. Những chiếc xe được thiết kế và sản xuất bởi IMZ-Ural và sử dụng động cơ của BMW.
Khối động cơ Boxer của những chiếc Sidecar Ural.
Có thể coi là một trong những nhà sản xuất xe "bảo thủ" nhất Thế giới, từ hàng chục năm qua hãng Ural vẫn giữ nguyên thiết kế vốn được mua bản quyền từ BMW, chỉ dần nâng cấp các trang bị để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và khí thải mới.
Hiện tại, thương hiệu Ural có các dòng xe gồm: Gear-Up (phiên bản 2019), cT (phiên bản 2019) và M70 cùng các phiên bản đặc biệt khác Ural Air, Sportsman SE và Sahara SE. Bên cạnh đó, Ural cũng đã chính thức ra mắt mẫu xe thử nghiệm chạy điện đầu tiên của mình.
Tại Việt Nam, sidecar là loại xe mô tô 3 bánh mà khoảng hai chục năm trước đây người ta thường thấy chúng xuất hiện cùng với những chiến sĩ công an đi làm nhiệm vụ. Ban đầu, thú chơi sidecar chủ yếu ở những người lớn tuổi, đã về hưu có thời gian phục vụ trong quân ngũ. Nhưng ngày nay, thú chơi này đã lan rộng tới cả những người trung tuổi và lớp trẻ.
Dưới đây là bộ ảnh độc đáo của nhiếp ảnh gia Andrey Rudakov về quá trình chế tạo lắp ráp thủ công những chiếc Ural tại nhà máy Irbit Ural.
Biểu tượng những chiếc xe Sidecar của Hồng Quân Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Những người công nhân đang gia công những chi tiết máy.
Máy móc công nghiệp dùng để chế tạo block máy động cơ.
Thử nghiệm, kiểm tra quá trình hoạt động của xe trên "hệ thống Dynojet".
RPM