Tin mới
Wilson Benesch Omnium - Đôi loa “xanh” thân thiện với môi trường
Omnium sở hữu triết lý thiết kế module tương tự như dòng loa Odyssey và được trang bị công nghệ vật liệu tiên tiến cùng giá trị trình diễn tinh tế.
Cấu trúc công nghệ nổi bật trên Wilson Benesch
Wilson Benesch Omnium sở hữu kích thước 180 x 630 x 280mm được đặt trên phần chân đế được chế tác từ một phôi nhôm nặng 80kg để làm ra một chiếc chân đế chỉ nặng 38kg.
Củ loa tweeter Fibonacci lần đầu tiên được Wilson Benesch giới thiệu vào năm 2012, cải tiến từ chính phiên bản tweeter Semisphere trước đây. Bề mặt củ loa tweeter Fibonacci được cấu tạo từ cấu trúc sợi carbon, từ đó tạo nên một ống dẫn sóng tối ưu hóa về mặt hình học được hiệu chỉnh chính xác với phần màng loa Silk-Carbon Hybrid.
Phần nam châm được tách rời khỏi phần khung củ loa mang lại khả năng tối ưu về độ mở, hạn chế nhiễu xạ, đồng thời mang lại một sự phối hợp ấn tượng về độ tuyến tính, đồng pha thời gian với driver mid Tactic 3.0.
Kế đến là bộ ba driver Tactic 3.0 kích thước 7 inch củ loa này có nón loa được làm từ vật liệu polypropylene, có độ bền cao, giảm xóc tốt so với thế hệ trước. Nhà sản xuất tiết lộ với đặc tính từ vật liệu Polypropylene này sẽ giúp loa Wilson Benesch Omnium gần như không bị biến dạng màng loa khi chơi ở mức âm lượng lớn.
Về phần âm trầm sẽ được đảm nhiệm bởi các củ loa woofer Isobaric Drive System, màng loa bằng sợi carbon tổng hợp, loại bỏ các bề mặt phẳng và tạo ra các cấu trúc cong phức tạp giúp phân tán sóng âm, cho khả tái tạo âm bass có độ kiểm soát tốt và cũng là đối tác hoàn hảo với bộ driver midrange Tactic 3.0
Đôi loa "xanh" vì môi trường
Dự án SSUCHY (Cấu trúc bền vững và đa chức năng từ sợi tự nhiên Hybrid và Polyme) bắt đầu từ năm 2017, mục đích mang đến những sản phẩm có vật liệu giúp góp phần bảo vệ môi trường. Nổi bật trong đó là chương trình Horizone 2020 đã đầu tư 7.4 triệu Euro để cho phép các trường đại học, viện nghiên cứu và các công ty hợp tác để nghiên cứu, tìm và thay thế các vật liệu không thể tái chế từ dầu mỏ đồng thời cung cấp công nghệ vật liệu thế hệ mới.
Và thương hiệu Wilson Benesch đã có nhiều thập kỉ làm việc đằng sau chương trình hợp tác này, bao gồm các khung bằng vật liệu carbon composite cong và vách ngăn kim loại trên mẫu loa A.C.T One nổi tiếng và từ đó họ đã sáng tạo nên công nghệ RTM (Resin Transfer Moulding ), mở ra con đường phát triển dòng loa Odyssey ra mắt vào 2001. Sau đó họ tiếp tục phát triển nên công nghệ VRTM ( Vacuum based systems or VRTM ) và đồng thời ra mắt dòng loa Geomatry Series.
Hiện công nghệ mới nhất của Wilson Benesch chính là sợi carbon composite A.C.T. 3Zero Monocoque. Đặc tính nổi bật của chất liệu này là khả năng tăng độ cứng và giảm rung cộng hưởng hơn 30% so với cấu trúc vỏ A.C.T. Monocoque hiện nay.
Không những vậy, A.C.T. 3Zero Monocoque được phát triển, chế tạo từ các vật liệu tái tạo tự nhiên và gần như không sử dụng các vật liệu tái chế từ dầu mỏ. Thậm chí loại nhựa resin mà sợi carbon monocoque thế hệ trước cũng được thay bằng Bio Resin. Cuối cùng, công nghệ VRTM để tạo ra chất liệu A.C.T. 3Zero Monocoque cho mẫu loa Omnium chỉ tiêu tốn một nửa nguồn năng lượng cần thiết so với thế hệ monocoque trước.
Wilson Benesch Omnium hiện có mặt trên thị trường với mức giá là 98.000 bảng Anh cho mỗi cặp.